Việt Nam không thể vươn xa nếu cứ chơi phòng ngự phản công

Bằng mọi giá, tuyển Việt Nam phải tiếp cận cái mới, từ bỏ lối chơi của ‘kèo dưới’.

Luận điểm quan trọng của tác giả khi cho rằng lối chơi phòng ngự phản công của HLV Philippe Troussier không phù hợp với “thể trạng, thể lực, cũng như tư duy chiến thuật của cầu thủ của chúng ta” khá chung chung, và chỉ lấy thành tích bao năm qua dưới thời HLV Park Heng Seo làm dẫn chứng đấy là lối chơi phù hợp.

Thật ra thì lối chơi phòng ngự phản công không phải là sản phẩm của cựu HLV Park Hang – seo, mà vốn là lối chơi truyền thống (và đã lạc hậu) của bóng đá Việt Nam từ trước khi cựu HLV người Hàn Quốc đến đây.

Lối chơi này chủ yếu đến từ tâm lý chơi bóng không tự tin và có phần thụ động của cầu thủ, là lối chơi các đội kèo dưới khi bị đối phương áp đặt pressing ngay từ những phút đầu của hiệp đấu, từ đó bị mất luôn phần sân nhà, để đối phương mạnh sức khai thác từ khu trung tuyến đến khu vực cầu môn.

Lối chơi phòng ngự phản công thật sự trở thành mối lo của chúng ta khi phòng thủ số đông rất dễ lúng túng, dẫn đến đá xấu dính thẻ, mất người hoặc hậu vệ đá phản lưới nhà.

Chưa hết, lối đá này càng gây thêm mối lo với những đội bóng có thể lực và thể hình hạn chế vì phải chơi theo lối chơi của đối phương, tức chạy theo bóng liên tục rất dễ mất sức. Chưa kẻ là bị dọp bẻ và hàng thủ hạn chế chiều cao rất khó khăn trong việc chống bóng bỏng và bị ghi bàn như ta thấy bàn thắng của Iraq trong trận thua vừa rồi.

Trái lại, lối chơi kiểm soát bóng, tức cầu thủ phải chơi ít chạm, chuyền ngắn và di chuyển theo tam giác, tứ giác để giành ưu thế kiểm soát khu vực giữa sân lại là lối chơi phù hợp với cầu thủ nhỏ con, khéo léo và di chuyển nhanh như ta. Cái hạn chế duy nhất là cầu thủ ta phải từ bỏ thói quen lối chơi rườm rà nhiều chạm vốn dễ mất sức, lỡ nhịp đồng đội, rất nhiều khi để mất bóng nguy hiểm và đối phương tận dụng tấn công ghi bàn.

Lối chơi phòng ngự sở trường của ta khi gặp các đội có lối chơi kiểm soát bóng như các trận gần đây thì càng bộc lộ nhiều sơ hở và cơ hội tấn công rất thấp, và khi cơ hội tấn công thì cũng không có nhiều đồng đội theo kịp để phối hợp và ghi bàn.

Kiểm soát bóng được xem là lối chơi của bóng đá hiện đại, được nhiều CLB và tuyển quốc gia áp dụng vì tính hiệu quả cao mà triết lý bóng đá này mang lại.

Nó đã chứng minh hiệu quả ngay từ thập niên 80 của thế kỷ trước từ lối chơi bóng tổng lực của HLV Michel Rinus khi đưa Hà Lan vô địch cúp Châu Âu vào năm 1988 sau khi thắng Liên Xô 2-0.

Lối chơi tổng lực của HLV Michel Rinus đã được người học trò là huyền thoại ngôi sao bóng đá Hà Lan khác, và cũng HLV của CLB danh tiếng của Tây Ban Nha là Bercelona là Johan Cruyff phát triển lên thành Tiki-taka mà chúng ta đã chứng kiến nét đẹp cùng hiệu quả mà CLB hàng đầu thế giới này thu hoạch được trong thời gian qua.

HLV Pep Guardiola, học trò Johan Cruyff tại CLB Bercelona đã làm nên tên tuổi của mình tại CLB Manchester City hiện nay với lối chơi kiểm soát bóng, vốn được phát triển từ lối chơi Tiki-taka, với nhiều điểm bổ sung như thủ môn phải chơi chân tốt và quy luật 6 giây, tức một cầu thủ mất bóng thì phải ngay lập tức ít nhất trong 6 giấy phải gây áp lực đoạt lại bóng.

Với lối chơi này, các HLV thường rất coi trọng và chỉ tuyển chọn các cầu thủ phù hợp với nhãn quan chiến thuật cũng như là tư duy chơi bóng để phát huy hiệu quả. Đới với họ thì trong mỗi trận đấu thì phải làm sao có tỷ lệ kiểm soát bóng trên 60% để giành cơ hội có 3 điểm.

Không phủ nhận thành công mà cựu HLV Hàn Quốc Park Hang-seo đã mang lại cho tuyển bóng đá Việt Nam trong hơn 5 năm nắm quyền HLV, nhưng thành tích đó cũng mang tính nhất thời, phập phồng, chưa thuyết phục khi vẫn còn thua Thái Lan, Malaysia ở nhiều trận, chưa kể thua 7 trong 8 trận vòng loại thứ 3 World Cup khi gặp các đội Tây Á và Trung Đông nữa.

Tất nhiên là không thể thành công ngày với lối chơi này mà nó rất cần thời gian, kể cả công tác huấn luyện các đội trẻ và các CLB V-League cũng phải áp dụng lối chơi này để cầu thủ quen dần. Cũng từ lối chơi phòng ngự phản công mà thực tế thời gian qua cho thấy thành tích của tuyển bóng đá Việt Nam và cả cấp CLB khi ra khỏi khu vực ASEAN là nghèo nàn, chưa nói các CLB VN ta cũng khó thắng các CLB Thái và Malaysia nữa.

Theo logic thông thường thì nếu ta muốn vươn xa và thoát khỏi vùng trũng của bóng đá lạc hậu thì phải áp dụng những phương pháp của bóng đá hiện đại dựa trên đặc điểm của người Việt, chứ ai đời lại đi tìm HLV ngoại “phù hợp với lối chơi sở trưởng của người Việt”, một lối chơi thụ động, kèo dưới như đã phân tích ở trên.

Ta theo thế giới hay thế giới phải theo ta về vùng trũng? Với thể hình không có gì vượt trội so với Tây Á vùng Trung Đông và Châu Âu, nhưng Hàn Quốc và Nhật Bản là minh chứng cho sự thành công của lối chơi kiểm soát bóng mà ta chứng kiến qua các đội tuyển nam nữ của họ tại các giải đấu cấp thế giới và châu lục.

Thập niên 80 và 90 chúng ta cũng từng chứng kiến Cảng Sài Gòn của cố HLV Phạm Huỳnh Tam Lang với lối chơi đồng đội đan bật ít chạm và phối họp nhỏ làm mê hoặc lòng người với hiệu quả cao.

Nói vậy để thấy rắng ngược với nhận xét rằng kiểm soát bóng không phù hợp với thể hình và thể trạng cầu thủ Việt, thì đây chính là lối chơi rất phù hợp với tiến trình tham gia góp mặt World Cup 2026 và xa hơn.

(Nguồn: Vnexpresss)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *